THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Luật áp dụng: Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện thành lập:

-Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

-Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Thời hạn hoạt động của thương nhân phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

– Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Quyền của chi nhánh

– Có trụ sở đi thuê hợp pháp.

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo pháp luật Việt Nam.

– Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật thương mại 2005.

– Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

– Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghĩa vụ của chi nhánh

– Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.

– Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ thành lập Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh (theo mẫu)

– Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh  của công ty nước ngoài, đã được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam.

– quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh của công ty nước ngoài;

– Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất;

– Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

– Bản sao hợp lệ hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

– Hợp đồng thuê trụ sở chi nhánh.

(Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam)

  • Trên đây là nội dung tư vấn chung theo quy định pháp luật. Đối với từng trường hợp cụ thể của Quý khách vui lòng liên hệ Luật Hoàng Nghiêm để được giải đáp
  • Mail: hoangnghiemlaw@gmail.com
  • Tel: 0975759085 – 0974996372

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.