Ngày nay việc người thân mất đi là mất mát to lớn của mỗi gia đình kèm theo đó là nhưng vấn đề pháp lý cần làm rõ khi người mất để lại di sản. Sau đây cùng Luật Hoàng Nghiêm nghiên cứu vấn đề về thủ tục mở di sản thừa kế, nó là bước đệm đầu trong việc phân chia di sản của người mất cũng như là thực hiện đúng thủ tục tránh những vấn đề pháp lý không đáng có về sau.
Về trình tự, thủ tục như sau:
1. Về trình tự: theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì trình tự thủ tục mở thừa kế được quy định như sau:
– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản, có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính do người chết để lại….
Vì vậy có thể nói việc xác định thời điểm mở thừa kế cực kỳ quan trọng, thời điểm này được xác định dựa trên giấy chứng tử của người đã chết hoặc nếu người bị Tòa án tuyên bố đã chết thì thời điểm ghi trong bản án, quyết định đó sẽ là thời điểm mở thừa kế.
2. Về thủ tục mở thừa kế là thủ tục theo quy định của pháp luật phát sinh sau khi người để lại di sản chết nhằm thực hiện việc phân chia di sản theo nội dung di chúc để lại.
– Chủ thể tiến hành thủ tục mở thừa kế: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục mở thừa kế: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.
– Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Giấy chứng tử;
Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; giấy chứng tử của ông bà nội, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế…).
– Thủ tục mở thừa kế : Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.
Nắm rõ những trình tự, thủ tục trên người dân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ giảm trường hợp đi lại nhiều lần để bổ sung. Nếu những thắc mắc cần được giải đáp sớm thì liên hệ Luật Hoàng Nghiêm chúng tôi qua zalo…..; facebook…. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất cũng như đưa ra những tư vấn hợp lý, cần thiết nhất cho Qúy khách hàng và các bạn.
- Mail: hoangnghiemlaw@gmail.com
- Tel: 0975759085 – 0974996372