Xác định án phí đối với vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc?

Cho tôi hỏi: Khi Toàn án thụ lý thì cách xác định án phí đối với vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc?

Về vấn đề này, LUẬT HOÀNG NGHIÊM giải đáp như sau:

Xác định án phí đối với vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Tại khoản 4 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án (Nghị quyết 326/2016) quy định: “4. Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc”. Tại mục 6 phần IV về tố tụng dân sự Giải đáp 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 của Tòa án nhân dân tối cao v/v giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử hướng dẫn: “6. Ông A chuyển nhượng đất cho ông B với giá 02 tỉ đồng, ông B đã trả được cho ông A là 500 triệu đồng nhưng sau đó hai bên xảy ra tranh chấp, ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng giữa ông với ông A vô hiệu. Tòa án giải quyết tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B vô hiệu và các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy, trong trường hợp này ông A có phải chịu án phí của số tiền 500 triệu đồng phải trả cho ông B không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14) thì: “Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau: a) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; b) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.” Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, ông A và ông B không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì ông A phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch. Trường hợp ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu, thì ông A phải chịu án phí không có giá ngạch và án phí theo giá ngạch của số tiền 500 triệu đồng phải trả cho ông B”. Vướng mắc: Bà A khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc với ông B; yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc, trả lại tiền đặt cọc là 120.000.000 đồng. Quá trình giải quyết vụ án, bà A, ông B cùng thống nhất tuyên hợp đồng đặt cọc vô hiệu; ông B trả lại cho bà A tiền đặt cọc 120.000.000 đồng nên Tòa án ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Như vậy, án phí được xác định như thế nào:

Trường hợp 1: Bà A, ông B mỗi người chịu 1.575.000 đồng (bao gồm: án phí không giá ngạch đối với yêu cầu tuyên hợp đồng đặt cọc vô hiệu và án phí có giá ngạch đối với số tiền đặt cọc 120.000.000 đồng). Trường hợp 2: Bà A, ông B mỗi người chỉ phải chịu 1.500.000 đồng (án phí có giá ngạch đối với số tiền đặt cọc 120.000.000 đồng).

Trường hợp 3: Theo quy định tại Điều 427 BLDS năm 2015 về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng thì “các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận …” và căn cứ hướng dẫn tại khoản 4 Điều 27 Nghị quyết 326/2016 thì trường hợp này bà A yêu cầu hủy hợp đồng, yêu cầu ông B trả lại tiền cọc, không có yêu cầu phạt cọc nên chỉ phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch (mỗi bên chỉ phải chịu 75.000 đồng án phí hòa giải thành).

  • Trên đây là nội dung tư vấn chung theo quy định pháp luật. Đối với từng trường hợp cụ thể của Quý khách vui lòng liên hệ Luật Hoàng Nghiêm để được giải đáp
  • Mail: hoangnghiemlaw@gmail.com
  • Tel: 0975759085 – 0974996372

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.